Giành quyền kế vị Hoàng_Thái_Cực

Khi thành lập chế độ Gūsa (sử Trung Quốc gọi là Kỳ), Nỗ Nhĩ Cáp Xích cũng thành lập bổ nhiệm các phụ tá thân tín vào các vị trí đứng đầu Gūsa, gọi là các Hòa thạc Bối lặc (Hošoi Beile) để hợp cùng mình quản lý nhà nước Hậu Kim non trẻ.

Sau cái chết của Thái tử Chử Anh (hoặc Trử Anh[20]), người con trai thứ hai của Nỗ Nhĩ Cáp Xích là Đại Thiện thay anh trai giữ ngôi vị Đại Bối lặc, nhưng vẫn không được Nỗ Nhĩ Cáp Xích lập làm người thừa kế mà chỉ được xem là một Hòa thạc Bối lặc như các vị Hòa thạc khác.[21] Không lâu sau, đến lượt Đại Thiện và Tam bối lặc Mãng Cổ Nhĩ Thái dính vào một vụ bê bối cung đình. Chính vì vậy cho đến trước khi chết, Nỗ Nhĩ Cáp Xích vẫn chưa kịp chỉ định người kế vị. Ông ta chỉ mới kịp trao quyền quản lý 3 Kỳ của ông ta cho A Ba Hợi để sau này giao lại cho ba con trai của bà là A Tế Cách, Đa Nhĩ Cổn) và Đa Đạc khi họ trưởng thành.

Cuộc tranh chấp ngôi vị Đại Hãn nổ ra quyết liệt giữa các vị Hòa thạc Bối lặc. Tuy nhiên, Đại Thiện vốn đã mất nhiều ảnh hưởng, Mãng Cổ Nhĩ Thái vì chuyện giết mẹ đẻ nên cũng mất uy tín, A Mẫn không có quyền kế vị.[8] Hai vị Hòa thạc Bối lặc khác là Đa Nhĩ CổnĐa Đạc thì còn quá nhỏ tuổi. Ngôi vị Hãn chỉ còn là sự tranh chấp giữa A Tế Cách và Hoàng Thái Cực.

Cuối cùng, bằng các thủ pháp thỏa hiệp, Hoàng Thái Cực tranh thủ sự ủng hộ của Đại Thiện và con trai của ông ta là Nhạc Thác, các vị Hòa thạc Bối lặc lớn tuổi A Mẫn, Mãng Cổ Nhĩ Thái; đồng thời công kích sự thiếu kinh nghiệm của các vị Hòa thạc Bối lặc trẻ tuổi và sự lũng đoạn của người mẹ kế Abahai đối với các con trai mình. Theo đó, sau khi được ủng hộ lên ngôi, ông sẽ "kính trọng các anh, yêu mến con cháu mình và làm lễ kết nghĩa với ba Đại bối lặc đồng thời đề nghị mời cả ba vị Đại bối lặc cùng dự bàn việc quốc chính".[22]

Kế hoạch của Hoàng Thái Cực cuối cùng cũng thành công. Vào tháng 9 âm lịch năm 1626, Bối lặc Đại Thiện tuyên bố trước đại điện: Bối lặc Hoàng Thái Cực là người tài đức đứng đầu, rất được lòng nhân tâm, mọi người đều đồng lòng cùng nhau tôn Người lên ngôi Đại Hãn. Lời tuyên bố kết thúc, các quý tộc khác cũng đồng lòng ủng hộ Hoàng Thái Cực lên kế vị ngôi Hãn,[3][5][22] với danh hiệu "Gosin Onco Hūwaliyasun Enduringge Han",[23] Hán văn là "Khoan Ôn Nhân Thánh Hoàng đế" (寬溫仁聖皇帝),[24] trở thành vị Đại Hãn thế hệ thứ hai của nước Hậu Kim. Khi lên ngôi, Hoàng Thái Cực tuyên bố sẽ kế vị sự nghiệp chinh phục nhà Minh, thề sẽ trả thù cho Nỗ Nhĩ Cáp Xích,[20] đặt niên hiệu mới là Thiên Thông (天聰, tiếng Mãn: ᠠᠪᡴᠠᡳ
ᠰᡠᡵᡝ, chuyển tả: Abkai sure[25]).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hoàng_Thái_Cực http://www.britannica.com/EBchecked/topic/110832 http://news.sina.com/oth/chinesedaily/301-000-101-... http://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb159981683 http://data.bnf.fr/ark:/12148/cb159981683 http://id.loc.gov/authorities/names/n84018818 http://d-nb.info/gnd/138504326 http://id.ndl.go.jp/auth/ndlna/00627831 http://sillok.history.go.kr/inspection/insp_king.j... http://isni-url.oclc.nl/isni/0000000063146462 http://zh.wikisource.org/wiki/%E6%98%8E%E5%8F%B2/%...